Thư gửi đồng đội (Như Hân)

Sau thư gửi đồng đội và bạn đọc trên web trungdoan27.com.vn của Ban LL/ CCB Trung đoàn 27 tại nghệ An do Đại tá nhà giáo ưu tú Dương Doãn Ngụ (đã nghỉ hưu) gửi vào hộp thư This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. yêu cầu đưa lên web. Hôm nay Ban biên tập chúng tôi vừa nhận được thư của đồng đội Nguyễn Như Hân gửi tới xin làm rõ thêm văn bản giải trình ngày 30/7/2013 của đồng đội Lê Bá Dương gửi bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Qua đó chúng tôi mong đồng đội và bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất thật của sự việc trên cơ sở đó có cách đánh giá đúng hơn 2 phía của một sự việc nhằm xây dựng mối đoàn kết,nhất trí thương yêu, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.

 Ban biên tập web Xin trân trọng giới thiệu!

                                                                    Hà Nội, ngày 17tháng 9 năm 2013   

            Kínhgửi:  Đồng đội Trung đoàn 27 và bạn đọc trên trang web Trung Đoàn 27.com.vn

Tôi Nguyễn Như Hân xin làm rõ

 LÝ LỊCH TỰ KHAI VÀ VĂN BẢN GIẢI TRÌNH NGÀY 30/7/2013

CỦA CCB  LÊ BÁ DƯƠNG & THƯ BLL CCB E27- B5 TẠI NGHỆ AN

 

Nguyễn Như Hân, người viết “ chuyện thực hư bản lý lịch tự khai của ccb Lê Bá Dương” nay xin nói rõ thêm: LÝ LỊCH TỰ KHAI VÀ VĂN BẢN GIẢI TRÌNH NGÀY 30/7/2013  CỦA CCB  LÊ BÁ DƯƠNG.

  Giải thích ký hiệu viết tắt gồm: “A là tiểu đội; B là trung đội; C là đại đội; D là tiểu đoàn; E là trung đoàn; F là sư đoàn; Q là quân đoàn; B5 là mặt trận B5”.

    Ccb Lê Bá Dương lý lịch tự khai, đồng thời là tác giả trong tập San Sự Kiện và Nhân Chứng số 190 tháng 10-2009 trang 34, 35 (nguyên văn kèm theo) và văn bản giải trình gửi: Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam ngày 30/7/2013 cơ bản như sau:

   Trước tiên tôi và đồng đội phải cám ơn Thạch Cầu, tên thật là ông Đặng Ngọc Thăng (Người không phải lính của đơn vị C3-D2-E27-B5, tức không phải người trong cuộc, nên hoàn toàn không hề biết gì về ccb Lê Bá Dương trong chiến tranh, vì vậy tôi không chấp và không cần tranh luận) mà ông Đặng Ngọc Thăng là em ruột của liệt sỹ Đặng Ngọc Sơn, quê Quỳnh Lưu, trong chiến tranh chiến đấu và hy sinh tại chiến trường, là bạn chí cốt với ccb Lê Bá Dương, đã dũng cảm đưa lên trang mạng giúp ccb Lê Bá Dương công khai bản lý lịch tự khai “Bản báo cáo thành tích cá nhân trong kháng chiến chống Mỹ” ngày 10/6/2009 dịp nhà nước có chủ trương tiếp tục phát hiện tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để tuyên dương danh hiệu AHLLVTND, và đưa các nội dung và hình ảnh gồm:

1/ Bút tích huyết thư bằng máu trên ảnh Bác Hồ rõ và đậm nét là: Bác Hồ ơi! Bắt đầu từ ngày hôm nay 20/6...và giải thích bằng chữ đỏ cho rõ và rất rõ: Đêm 21/6/1971 nhận nhiệm vụ chốt đồi Thám Báo. Ngày 22/6/1971 lúc 16 giờ là lúc ccb Lê Bá Dương bắt đầu viết huyết thư (còn bảo có phải máu của LBD hay nước lã, và yêu cầu giám định ADN). Chấp nhận hy sinh gọi pháo hủy trận địa.

2/ Đăng tải cóp pi 3 trang số 124-125-126 cuốn sử Trung Đoàn 27 xuất bản năm 1987. Trận chiến đấu trên đồi Thám Báo ghi rất rõ chốt trên đồi Thám Báo là cả một Trung Đội 2 gồm trên 20 tay súng, đầy đủ 3 tiểu đội...Đoạn nói đến...tấm ảnh Bác Hồ là lúc Dương đang đến thăm Tiểu Đội 3...Tiểu đội trưởng nói chưa dứt lời thì địch lại tiến công lên chốt. Dương im lặng, suy nghĩ chốc lát rồi rút tấm ảnh Bác Hồ trong túi áo ngực của mình và hôn lên tấm ảnh, tấm ảnh từ trong tay anh, được chuyển đến các chiến sỹ trong Trung Đội đang chiến đấu trên trận địa, phía sau tấm ảnh, Dương ghi thành tích của Trung đội trong những trận chiến đấu đã qua, vừa mới sáng nay anh ghi “Còn người là còn trận địa”. Các chiến sỹ chốt trên đồi Thám Báo ngắm ảnh Bác và thầm hứa với Bác “Quyết tâm giữ vững trận địa” nên không mất chốt, vì vậy không có pháo bắn trùm lên hủy chốt, không có ai hy sinh, chỉ ghi một số đ/c bị thương, ảnh Bác Hồ phía sau ghi: “Còn người là còn trận địa” hoàn toàn không nói ccb Lê Bá Dương chỉ huy 3 chiến sỹ chốt trên đồi thám báo, không có 2 người hy sinh, và đặc biệt không có 2 Đại Đội Ngụy chia làm 3 hướng cùng lúc nhào lên lúc 16 giờ để ccb Lê Bá Dương viết huyết thư bằng máu, sau đó giật 3 quả pháo hiệu gọi pháo bắn vào trận địa, cho nổ đồng loạt các quả mìn định hướng để hủy chốt và chấp nhận hy sinh.

 3/ Trích đầy đủ nội dung trang nhật ký của đ/c Lê Văn Dưỡng nguyên chính trị viên Tiểu Đoàn 2, quê Xóm 5, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, sáng ngày 24/6/1971 từ hậu cứ “ Trên đất huyện Vĩnh Linh, không ai gọi là mặt trận, mà là hậu phương” cùng đ/c Luật đến thăm thương binh mới ra điều trị tại Đại Đội 20 quân y Trung Đoàn 27-B5 cũng trên đất huyện Vĩnh Linh. Nội dung nhật ký ghi rõ...Lê Bá Dương tuy bị thương nhưng vẫn cố giữ cẩn thận trong túi tấm ảnh Bác Hồ còn dính máu, phía sau tấm ảnh viết bằng máu: Bác Hồ ơi! Bắt đầu từ ngày hôm nay 20/6 con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng chiến đấu giữ chốt đến cùng ...Ccb Lê Bá Dương còn thiếu chưa tải lên trang: Trước dòng trên trang nhật ký của đ/c Lê Văn Dưỡng ngày 14/6/1971 ghi (( Về đến đơn vị lòng vui như hội. Tất cả đều khỏe mạnh, không khí sôi nổi đang chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới...nhưng có ngờ đâu mình phải ở nhà...Nghĩ thật buồn!)) là bằng chứng đ/c Lê Văn Dưỡng trận chiến đấu tiêu diệt cao điểm 544 không có mặt tham gia chiến đấu cùng đơn vị. Vì vậy đ/c Lê Văn Dưỡng tuy nguyên chính trị viên Tiểu Đoàn 2-E27-B5, nhưng trận chiến đấu tiêu diệt cao điểm 544 không có mặt tham gia chiến đấu, tức không phải người trong cuộc, nên không phải là nhân chứng được. Nếu cố tình làm chứng là có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong lúc đó đ/c Lê Văn Dưỡng đang ở Vĩnh Linh, Lê Bá Dương tối 20/6/1971 bị thương được đơn vị đưa ra tuyến sau điều trị tại Đại đội 20 QY Trung Đoàn 27-B5 cũng đang ở Vĩnh Linh. 

 4/ Có một huân chương chiến công giải phóng hạng 2 (Huân chương thưởng theo thời gian chiến đấu và phục vụ chiến đấu, “hạng hai là thời gian từ 5 năm đến dưới 7 năm”). “1 huân chương chiến công giải phóng hạng 2 và 3 thì đơn vị Đại Đội 3 có rất nhiều người”. 1 Dũng sỹ Quyết Thắng năm 1971. Tôi cố tình soi đi soi lại mà vẫn không thấy Dũng Sỹ diệt Mỹ, Dũng Sỹ diệt xe cơ giới, Dũng Sỹ diệt máy bay đâu cả. (Có lẽ Lê Bá Dương làm mất hoặc tôi kể trên chuyện lý lịch tự khai là đúng, nên ccb Lê Bá Dương không có các danh hiệu dũng sỹ trên).

  Ccb Lê Bá Dương: Bản chứng kiến chính thức của tôi bằng văn bản. “Bức thư trên đường ccb Lê Bá Dương và đồng đội làm việc vì Tri Ân, Tri Nghĩa các Liệt Sỹ” Và “về đơn kiến nghị của ông Nguyễn Như Hân” để trả lời theo yêu cầu của Bảo tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam: Yêu cầu Lê Bá Dương trả lời bằng văn bản theo nội dung đơn đề nghị của đ/c Bùi Xuân Các - Nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2- Tổng chỉ huy trận tiêu diệt cao điểm 544 tháng 6/1971 thay mặt cho tập thể chỉ huy, ccb D2-E27-B5 (nay D5-E27-F390-QĐ1) không công nhận ảnh Bác Hồ viết bằng máu của ccb Lê Bá Dương viết trên chốt đồi Thám Báo lúc 16 giờ ngày 22/6/1971, nên hoàn toàn không có ảnh Bác Hồ trong túi trên “xác” của Lê Bá Dương để chuyển cho đ/c Lê Văn Dưỡng tối ngày 22/6/1971. Ngay khi được đọc trên trang của THACHCAU, tôi chứng kiến tính thiếu nghiêm túc của ccb Lê Bá Dương, khi nộp hiện vật vào Bảo tàng LSQS Việt Nam là đã mang lịch sử có tính chất Quốc Gia, nhưng khi được yêu cầu trả lời lại như trò đùa, không dám đi thẳng vào vấn đề để trả lời. Mà bản báo cáo dài lê thê và kể lể huyên thuyên chuyện không được bình chọn vinh danh anh hùng LLVTND nên cay đắng, lại sinh ra oán trách, lăng mạ nói xấu không từ một ai không ủng hộ mình, rồi về đơn kiến nghị của ông Nguyễn Như Hân (nhưng chẳng hiểu gì về ông Hân).

    Văn bản giải trình ngày 30/7/2013 cơ bản giống như trong tập san Sự Kiện và Nhân Chứng số 190 tháng 10-2009, và ghi khi giao nộp hiện vật cho bảo tàng LSQS Việt Nam ngày 08/3/2009, giải trình chỉ khác các chi tiết sau:

    - Trước khai là trung đội trưởng (Trận ngày 19/5/1970 và trận đồi Thám Báo ngày 20/6/1971), nay khai là trung đội phó. Không hiểu bị kỷ luật năm nào mà bị xuống cấp trung đội phó.

    - Trước khai nhận 10 quả mìn định hướng DH10, nhưng nay chỉ còn 5 quả, Pháo hiệu 3 quả trước bảo loại cầm tay giật, nay loại động xuống đất gây nổ.

     - Trước bảo 2 người hy sinh, 2 người bị thương nặng. Nay giải trình đ/c Vi Sinh Thoòng không hy sinh. Vẫn còn đ/c Trần Hồng Quán hy sinh.

     - Ngày nhận nhiệm vụ chốt trên đồi Thám Báo là tối ngày 21/6/1971 trước không có đ/c Trần Văn Vượng trung đội trưởng Trung Đội 3, nay lại nói đ/c Ngô Ất gọi đ/c Trần Văn Vượng trung đội trưởng lên tiểu đoàn nhận nhiệm vụ, trong lúc đó đ/c Vượng lên cơn đau quặn bụng nằm trong khe núi không lên nhận nhiệm vụ được, tối đó đ/c Vượng trúng đạn cối hy sinh. Thực tế không có đ/c Trần Văn Vượng mà là đ/c Bùi Văn Vượng trung đội trưởng Trung Đội 3- C1-D2-E27-B5 ngày 21/6/1971 nhận bảo vệ chốt đồi Thám Báo thay C3-D2-E27 và bị hy sinh trên chốt do trúng pháo địch. (Đã được tôi tổng hợp các l/s Đại Đội 1 hy sinh cả đợt chiến đấu).

   Vì vậy mời anh em đồng đội Trung Đoàn 27 và bạn đọc vào trang của THACHCAUNEW để xem cho thật kỹ, cân nhắc đối chiếu so sánh để bảo tôi nói sai, hay ccb Lê Bá Dương khai man, nói dối, nghiêm túc hay như trò đùa, đặc biệt lại lấy “Thư ngõ gữi đồng đội ccb E27 cả nước” thay chứng kiến bằng văn bản trả lời với Bảo Tàng LSQS Việt Nam.

    Sau đây tôi xin được nói thêm để mọi người đối chiếu và so sánh Lý Lịch tự khai và văn bản giải trình ngày 30/7/2013 của ccb Lê Bá Dương:

A/ Bản lý lịch tự khai:

    1/ Khai tăng 3 tuổi để vào bộ đội diệt Mỹ: Lý lịch quân nhân khi ccb Lê Bá Dương biên chế về C3-D2-E27-B5 sinh ngày: 10/4/1950 nay thấy ghi sinh ngày 10/4/1953. Khi em trai mất không ai hỏi mà xưng, báo tin buồn cho đồng đội, bạn bè biết để chia buồn: Em trai Lê Bá Liễu sinh ngày 04/4/1953- mất ngày 11/11/2012, có lẽ Lê Bá Dương đánh máy sai (Đánh sai sao lại không đính chính) đến nay vẫn còn nguyên cơ mà (Tôi xin kèm theo văn bản nguyên gốc là chuyện quá hy hữu. Trang chính đã bị xóa,Trang cảm tạ này còn nguyên).


2/ Tròn 15 tuổi 49 ngày trở thành dũng diệt Mỹ cấp 2 do diệt được hơn 10 tên Mỹ trong 1 trận tại thôn Tây Trì, nhờ có Đặng Ngọc Thăng nên tôi mới được rõ thêm: Trên đường ra do diệt hơn 10 tên Mỹ tại thôn Tây Trì, nên bị Mỹ chặn đường, Lê Bá Dương đã dũng cảm bắn cháy thêm 1 xe tăng đạt luôn thêm danh hiệu “ Dũng sỹ diệt xe cơ giới”. Như trước tôi đã chứng minh: 49 ngày sau khi ccb Lê Bá Dương nhập ngũ, sau 2 tuần huấn luyện và 1 tháng hành quân, thực tế ccb Lê Bá Dương đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào chiến trường, mới đến đường Trường Sơn “khoảng” địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chưa biết sẽ được bổ sung vào đơn vị nào, thế mà ccb Lê Bá Dương đã có phép thần thông quảng đại như Tôn Ngộ Không, một mình tung hoành đánh Mỹ khắp tại thôn Tây Trì “thị xã Đông Hà- không phải thị trấn Đông Hà” diệt hơn 10 tên Mỹ trong 1 trận, và trên đường rút ra bị Mỹ chặn đường, dũng cảm diệt luôn thêm 1 chiếc xe tăng, và còn khai là “tham gia đánh dữ dội với đủ các sắc lính Mỹ- Ngụy,  đương đầu với đủ loại vũ khí tối tân tại những địa danh nổi tiếng Khe Sanh- Đường 9, điểm cao 544 (Phu Lơ), đồi Thám Báo... nằm trong khu vực hàng rào điện tử Mắc Na Ma Ra.” Trong lúc Mỹ bỏ chạy tại Khe Sanh bắt đầu từ ngày 20/6/1968 Lê Bá Dương đang trên đường hành quân vào chưa đến chiến trường. Cả Trung Đoàn 27 không có 1 ngày nào chiến đấu tại Khe Sanh trong dịp tết Mậu Thân 1968, mà toàn bộ ở huyện Gio Linh, Cam Lộ Quảng Trị, có các trận đánh nổi tiếng là: Trận Phúc Sa, Cam Vũ, Khu vực ngã Tư Sòng, vây ép Cồn Tiên để giam chân địch không cho chúng chi viện lên Khe Sanh. Chỉ có 1 mình ccb Lê Bá Dương được tung hoành tại Khe Sanh thôi. (Lê Bá Dương kể mà không biết ngượng mồm)

   3/ Trận đầu tháng 11/1969 tại cao điểm 161: Cũng lại phải cám ơn ông Đặng Ngọc Thăng nên chúng tôi những đồng đội đã từng sống chiến đấu vào thời gian trên đến nay lại biết thêm ccb Lê Bá Dương khai tổ chốt 3 người  đương đầu với 2 Đại Đội Mỹ và thắng hàng trăm Mỹ, chắc có lẽ 1 mình Lê Bá Dương diệt hơn 100 tên Mỹ. Xin báo lại với Lê Bá Dương: Thời gian sau Bác Hồ mất  ngày 02/9/1969 (trước đưa tin ngày 03/9/1969), đơn vị ta vào chiến đấu 2 đợt cùng địa bàn phía tây Cồn Tiên để lập công đền ơn Bác đang được Mặt Trận phát động, trận đầu tiên là ngày 01/10/1969 do C3-D2-E27 chiến đấu, bắn cháy 12 xe tăng sao Lê Bá Dương không kể, thời gian trên do Tổng Thống Ních Xơn thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và bị thua đau sau tết Mậu Thân 1968, đã phải rút cơ bản lính Mỹ về nước, chỉ còn lại khoảng 55 ngàn quân chủ yếu đồn trú phía sau, không có một đơn vị bộ binh hay kỵ binh bay nào chiến đấu ở tuyến trước, mà chủ yếu địch đã đưa Ngụy ra chiến đấu ở tuyến trước. Còn trận chiến đấu đầu tháng 11/1969 tại cao điểm 161 chỉ có Lê Bá Dương một mình đánh Mỹ mà thôi, vì thực tế không có lữ đoàn kỵ binh bay, mà là toàn Ngụy. Lại đã mô tả trong trận chiến đấu đêm qua tại cao điểm 322 giữa tháng 11/1969, đơn vị đang hành quân dừng lại nấu ăn bị một loạt B52 dội trúng đội hình, đơn vị từ 67 người chỉ mấy giây đồng hồ còn đúng 6 người (Hy sinh 61 người), 6 người 12 bàn tay đào bới gom nhặt chưa đủ 10 ba lô thi thể anh em để chôn cất. Để sau chiến tranh trở thành cội nguồn Lê Bá Dương về lại trên đồi thắp hương cho khói tỏa đến vong linh đồng đội và thả hoa xuống suối cuối sông. (Trận trên là tối ngày 12 rạng sáng ngày 13/11/1969- C3-D2-E27-B5 chiến đấu bắn cháy 14 xe tăng Ngụy tại cao điểm 84 tôi đã kể trong chuyện thực hư về bản lý lịch tự khai của Lê Bá Dương rồi).

    Sao Lê Bá Dương chỉ biết trách và gắn cho người khác nói xấu và bôi nhọ về mình, nhưng tại sao không đặt câu hỏi và tự trả lời: Vì sao lại có chuyện để người khác trách mình? Có phải mình không trung thực, nên lỡ đã khai man. Tội không trung thực và khai man lý lịch là nặng lắm đấy. Nếu là Đảng viên thì cũng nên nghĩ đến: Nên tự rút lui ra khỏi Đảng.

   Mãi cho đến nay tôi vẫn chưa hiểu: Ý nghĩa tại sao ccb Lê Bá Dương lại lấy ngày 49 sau khi nhập ngũ mà không phải ngày khác? Để được nổ súng trong trận đánh để đời diệt hơn 10 tên Mỹ trong một trận tại thôn Tây Trì. Trên đường rút ra bị Mỹ chặn đường diệt luôn 1 chiếc xe tăng. Đồng thời lại chữa năm sinh về năm 1953 không để năm 1950?. Theo tôi nghĩ: Đại kỵ trong đời người chú ý phải tránh 49-53, nhưng ccb Lê Bá Dương thật dũng cảm lại chủ động lấy ngày 49-53, có lẽ vì vậy cũng như gian dối cả với các vong hồn các liệt sĩ, “không hy sinh bắt phải hy sinh”, nên thành tích có khai gian lên đến mấy vẫn bị mọi người đặt câu hỏi: Thành tích lớn đến vậy, sao trong kháng chiến chống Mỹ lại không được tuyên dương danh hiệu anh hùng, mà mãi đến nay năm 2009 mới tiếp tục khởi xướng lại rồi vẫn bị chật vật, dù ccb Lê Bá Dương đã lao tâm khổ tứ, dở biết bao nhiêu chiêu ngoạn mục để qua mặt đồng đội mà vẫn không thành. Tôi nghĩ sâu xa nhất vẫn là: Cái tâm cái đức, cái trung thực và tính khiêm tốn của Lê Bá Dương vẫn còn đang thiếu, nên mặc dù đã tốn nhiều thời gian và công sức mà vẫn chưa gặt hái được gì nhiều.

 4/Trận chiến đấu trên đồi Thám báo ngày 20/6/1971:

(Trận chiến đấu trên đồi Thám Báo đăng trên tập san: Sự kiện và nhân chứng số 190 tháng 10-2009 và văn bản giải trình ngày 30/7/2013 là sản phẩm Lê Bá Dương khác hẳn hoàn toàn cuốn sử của Trung Đoàn 27 xuất bản năm 1987)

A/ Theo Sử của Trung Đoàn:

    * Ngày tháng chiến đấu là ngày: 20/6/1971

    * Lực lượng tham gia chiến đấu: Thực tế chiến đấu trên chốt là cả Trung Đội 2- C3 trên 20 tay súng. (Không nói ccb Lê Bá Dương được Tiểu Đoàn trưởng giao nhiệm vụ chỉ huy chốt giữ và 3 quả pháo hiệu để khi không giữ được chốt thì gọi pháo bắn vào hủy chốt, không có 4 hay 5 quả DH10 gài về phía mình để hủy chốt).

    * Trong chiến đấu:  Đơn vị không có một đ/c nào hy sinh, chỉ bị thương hơn 10 người.

    * Kết quả chiến đấu: Đơn vị giữ vững trận địa chốt trên đồi Thám Báo, nên đã tạo thuận lợi để cấp trên quyết định tối ngày 22 rạng sáng ngày 23/6/1971 tiến lên dứt điểm toàn bộ cao điểm 544.

B/ Theo kịch bản của Lê Bá Dương:

    * Ngày chiến đấu: Tối 21/6/1971 bắt đầu nhận nhiệm vụ trực tiếp với tiểu đoàn trưởng, ngày 22/6/1971 bắt đầu chiến đấu.

    * Lực lượng chiến đấu: có 4 tay súng gồm: Lê Bá Dương chỉ huy, đ/c Phùng Khắc Hòe, đ/c Vi Sinh Thoòng, đ/c Trần Hồng Quán.

    * Kết quả chiến đấu: Hy sinh 2 đ/c là đ/c Trần Hồng Quán và đ/c Vi Sinh Thoòng, 2 người bị thương nặng là đ/c Lê Bá Dương và Phùng Khắc Hòe. Mất chốt, giật 3 quả pháo hiệu để gọi pháo bắn vào trận địa, đồng thời cho nổ tất cả các quả mìn định hướng DH10 mà trước đó khi gài, cố tình gài về phía mình để hủy chốt (tức chủ động để hy sinh).

    * Viết huyết thư: Thời gian viết huyết thư là lúc 16 giờ ngày 22/6/1971 khi mà 2 Đại Đội Ngụy chia làm 3 hướng cùng lúc nhào lên, địch cách chỉ khoảng 10 mét trong khi đó chỉ còn 2 người bị thương nặng, đạn hết và trước cái chết cận kề, nên bắt đầu viết huyết thư, sau đó giật 3 quả pháo hiệu để báo hiệu cho pháo binh 120 bắn vào trận địa và cho nổ tất cả các quả mìn định hướng để hủy chốt. Xem nét bút tích trên ảnh Bác Hồ viết tương đối cẩn thận, ước thời gian viết nhanh cũng phải trên 30 phút, trong lúc đó địch trên 200 tên cách chỉ hơn chục mét và chia làm 3 hướng cùng lúc nhào lên, thử hỏi Lê Bá Dương bằng cách nào mà bình tĩnh đến vậy, nếu bình tĩnh đến vậy thì Lê Bá Dương 100% cũng bị lính Ngụy nó gô cổ rồi.

   * Giá trị tuyên truyền: Sau khi gọi pháo bắn vào trận địa, cho nổ đồng loạt các quả mìn định hướng chỉ hơn chục mét mà Lê Bá Dương chỉ ngất đi, sau đó nghe đồng đội kể lại tôi mới biết. (Đến nay giải trình ngày 30/7/2013 sau 42 năm vẫn nghe đồng đội kể lại tôi mới biết). Đêm ấy sau khi tiến công lên chốt đ/c Ngô Ất nguyên chính trị viên Đại Đội 3 rút trong túi áo trên “xác” của Lê Bá Dương ra tấm ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử viết bằng máu, ai cũng ứa nước mắt, rồi chuyển cho anh em Đại Đội ôm hôn, sau đó chuyển cho đ/c Lê Văn Dưỡng nguyên chính trị viên tiểu đoàn 2 mang theo 3 cánh quân tiến lên dứt điểm 544.

    Thực tế là: Trận trên, đêm ấy đ/c Lê Văn Dưỡng đang ở Vĩnh Linh, Lê Bá Dương cũng đang ở Vĩnh Linh thì làm sao mà có tất cả các tình huống trên. Vậy là diễn biến trận chiến đấu ngày 22/6/1971 chỉ của Lê Bá Dương, tấm ảnh Bác Hồ trong túi áo cũng của Lê Bá Dương có phải là kịch bản không ccb Lê Bá Dương.???. Bút tích huyết thư trên ảnh Bác Hồ là bắt đầu từ ngày hôm nay “20/6/1971” con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng...Nhưng đến đêm “21/6/1971” mới nhận nhiệm vụ chốt trên đồi Thám Báo, đến 16 giờ chiều ngày “22/6/1971” là bắt đầu viết huyết thư mở đầu là: Bác Hồ ơi! Bắt đầu từ ngày hôm nay “20/6/1971” con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng... nên quá mâu thuẫn, lạc lõng mà ngay cả trẻ em học sinh lớp 1 học toán “số liền kề” cũng biết là chú Lê Bá Dương nói sai. Chưa nói lúc 16 giờ chiều ngày 22/6/1971, ccb Lê Bá Dương đang chuẩn bị ăn cơm chiều tại bệnh xá Đại Đội 20 quân y Trung Đoàn 27 trên đất huyện Vĩnh Linh (Không ai gọi là mặt trận, mà là hậu phương).

5/ Thư của thường trực BLL-CCb E27-B5 tại tỉnh Nghệ An:

      Thường trực ban liên lạc ccb E27 tại Nghệ An họp sáng ngày 13/9/2013 tập trung vào tấm ảnh Bác Hồ viết bằng máu của ccb Lê Bá Dương để được nghe đ/c Lê Văn Dưỡng nguyên chính trị viên tiểu đoàn 2-E27-B5 trình bày, xem qua không có tính thuyết phục với các lý do sau đây:

   - Đã công nhận mình không có mặt tham dự trận chiến đấu tiêu diệt cao điểm 544 và trận chiến đấu ngày 20/6/1971 tại đồi Thám Báo thuộc cao điểm 544, tức không phải người trực tiếp trong cuộc, tức không phải nhân chứng, vì vậy theo quy định hiện vật nộp vào bảo tàng LSQS Việt Nam (Là tài sản Quốc Gia) sẽ không làm nhân chứng được. Còn cứ cố tình làm chứng cho tài sản Quốc Gia là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

     - Trong nhật ký của mình đã được chính Lê Bá Dương tải lên trang khác hẳn với trình bày của đ/c Lê Văn Dưỡng, nên đây là sự biện minh của đ/c Lê Văn Dưỡng mà thôi, vì trong nhật ký sáng ngày 24/6/1971 cùng đ/c Luật đến Đại Đội 20 Qy Trung Đoàn 27-B5 thăm thương bệnh binh mới ra, đoạn ngồi nói chuyện với Lê Bá Dương, Lê Bá Dương rút trong túi ra tấm ảnh còn dính máu, phía sau tấm ảnh ghi: Bác Hồ ơi! Bắt đầu từ ngày hôm nay 20/6 con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng chiến đấu giữ chốt đến cùng...Thế mà trình bày trước thường trực ban liên lạc lại nói “không ngờ có một đồng chí thương binh đem bức ảnh Bác Hồ ra cho mọi người xem”. Ở đây đ/c Lê Văn Dưỡng cũng chưa chứng minh được ccb Lê Bá Dương viết huyết thư lên ảnh Bác Hồ vào thời gian nào? Và ở đâu? Chưa nói đến ảnh giả hay máu giả nào cả. Mà giả sử ccb Lê Bá Dương viết huyết thư ngay tại bệnh xá Trung Đoàn thì thử hỏi đ/c Lê Văn Dưỡng xử lý sao đây? Khi mình là nguyên chính trị viên Tiểu Đoàn 2-E27-B5 vẫn cứ lấy đó là tấm gương anh hùng, dũng cảm để tuyên truyền cho anh em học tập, để còn tuyên truyền bắt nhiều thế hệ trẻ mai sau học tập sao? Hay phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, chứng minh có đầy đủ chứng cứ và biện chứng mới được tuyên truyền để cho mọi người học tập, chứ không kiểm tra để cho một kẻ lừa đảo ngay cả chính mình và cả tập thể chỉ huy, anh em đồng đội, ccb trong đơn vị là sao?.   

    Thực tế toàn bộ lực lượng Đaị Đội 3, cả Tiểu Đoàn 2 và lực lượng tăng cường trong đêm chiến đấu tiêu diệt cao điểm 544 (kể cả trận chiến đấu chốt trên đồi Thám Báo ngày 20/6/1971) hoàn toàn không hề biết ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử viết bằng máu của Lê Bá Dương. Vậy thì cần gì phải giám định AĐN như Lê Bá Dương yêu cầu, (tôi cũng không nói là ảnh giả hay máu giả). Xin hỏi ccb Lê Bá Dương: Đây có phải là một kịch bản không ??? Một kịch bản quá vụng về ? Mà đã là kịch bản tức là lừa đảo, lừa đảo tất cả chỉ huy, tất cả anh em đồng đội là những người cùng trực tiếp chiến đấu trong trận tiêu diệt cao điểm 544 đang còn sống trong đơn vị thì ai học tập, lại càng không xứng đáng để tuyên truyền cho nhiều thế hệ trẻ mai sau. Chính vì vậy nên khi Trung đoàn (kể cả nguyên chính ủy Nguyễn Võ Hiển tuyên truyền gương chiến đấu và lời thề quyết tử bằng máu của Lê Bá Dương) cả Đaị Đội 3 đều phản ứng là vậy, kể cả sau khi Trung Đoàn gửi danh sách 9 người điển hình, trong đó có Lê Bá Dương để các đơn vị từ cấp Đại Đội trở lên bình chọn để phong tặng danh hiệu AHLLVTND, nhưng Đại Đội 3, đơn vị Lê Bá Dương trực tiếp chiến đấu và công tác không có một phiếu nào ủng hộ là như vậy.

     Thành công chiến thắng trong chiến đấu giữ vững trận địa chốt đồi Thám Báo ngày 20/6/1971 và cả trận đánh tiêu diệt cao điểm 544 là cả tập thể Đại Đội 3, cùng lực lượng hỏa lực Tiểu Đoàn 2 bắn chi viện, trong đó có thành tích trực tiếp chiến đấu của Trung  đội 2, Tiểu đội 4, trong đó có Lê Bá Dương là tiểu đội trưởng, có ai là không ghi nhận đâu, nhưng đừng có ôm hết về mình là ở chỗ đấy. Thế mà trước đây đã không hiểu, đến bây giờ giải trình ngày 30/7/2013 vẫn cứ cố tình không hiểu. 

     Ccb Lê Bá Dương nên tự nhìn lại mình, không phải ai cũng ghét bỏ mình đâu, mà nên tự hỏi mình: Có phải là mình chưa trung thực, quá nôn nóng đánh bóng về thành tích cho cá nhân của mình, để  được tôn vinh anh hùng nên lỡ đã khai man quá lớn thành tích những gì mình đã đạt được. Nên hãy dừng lại, mong các đồng đội thông cảm, chúng ta lại vẫn là những người chiến sỹ năm xưa đã từng kề vai sát cánh bên nhau, cùng góp công sức xương máu của mình, đặc biệt  biết bao đồng đội đã ngã xuống vì công cuộc giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà, chúng ta đã là người chiến thắng, nay chúng ta đã về lại quê hương, tất cả chúng ta tuổi đã từ 60 trở lên cả rồi, nên thông cảm động viên nhau, tôn trọng nhau để có cuộc sống vui, sống khỏe với con cháu và với xã hội, xứng đáng là người chiến sỹ của đơn vị có truyền thống danh hiệu “Trung Đoàn Triệu Hải Anh Hùng”, có bề dày thành tích chiến đấu tại chiến trường Bắc Đường 9- B5- Quảng Trị và biết bao xương máu của đồng đội đã nằm lại ở chiến trường, trong đó có công sức của chúng ta xây dựng nên, chúng ta phải sống và phấn đấu mãi mãi xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ.

 

                                                                                     Người viết

Các tin khác