Thư gửi đồng đội

Ban biên tập web Trung đoàn 27 tại thành phố Hồ Chí Minh, va nhn được bc thưca đ/c Nguyn Cnh Tám trưởng Ban LLTT Trung đoàn 27 tại Nghệ An  gi cho LBD, đng đi trung đoàn 27, đ/c Nguyễn Ngọc Hân và hộp thư This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , bức thư cuộc họp của Thường trực Ban LLTT Nghệ An giải trình về vấn đề tấm ảnh Bác và huyết thư gửi bảo tàng lịch sử Quân sự sau khi có giải trình của đ/c Dương về  hai vấn đề này. Để đồng đội nhận diện đúng sai của các bức thư gửi cho web. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu đến đồng đội và bạn đọc web toàn văn bức thư này.

TP Vinh, ngày 13/9/2013
Thân gửi: Đồng đội CCB Trung đoàn 27 trong cả nước và  đ/c Lê bá Dương


 Sáng nay 13/9/2013. Thường trực ban liên lạc CCB Trung đoàn 27 tại Nghệ An đã họp để xem  xét trao đổi một số vấn đề liên quan tới bức huyết thư của đ/c Lê Bá Dương hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng quân sự Việt nam . Thành phần: Các đ/c thường trực ban liên lạc,

Có đ/c Ngô Minh Hớn nguyên trưởng ban tuyên huấn Trung đoàn từ 1968 đến 1973 và đ/c Lê Văn Dưỡng , nguyên chính trị viên tiểu đoàn 2 , nguyên bí thư Đảng ủy tiểu đoàn 2 thời kỳ cuối 1970 đên tháng 5 1972 .
Gần đây một số anh em đồng đội tại Nghệ An nhận được các văn bản do đ/c Nguyễn Như  Hân hiện ở Hà Nội nguyên là CCb của Tiểu đoàn 2Trung đoàn 27 đã đề xuất kiến nghị với anh em đồng đội và bảo tàng Lịch sử quân sự Việt nam phải xem xét lại và nghi ngờ về tính trung thực của bức huyết thư.
Xét thấy cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này đối với cá nhân cũng như truyền thống vể vang và bề dày lịch sử của Trung đoàn 27 { Đoàn Triệu Hải anh hùng }
Đ/C Nguyễn Cảnh Tám thay mặt  ban thường trực sơ bộ thông báo một số văn bản, thư của đ/c Nguyễn Như Hân nói về thời gian công tác và chiến đấu ở chiến trường của Lê Bá Dương nhưng xoay quanh tấm ảnh Bác Hồ và bức huyết thư hiện đang được  trưng bày tại viên bảo tàng quân sự để đảm bảo tính khách quan trung thực. Thường trực Ban mời đ/c Lê văn Dưỡng người đã từng là lãnh đạo cao nhất của tiểu đoàn 2 báo cáo cụ thể về tấm ảnh và bức huyết thư mà chính tay đ/c đã trực tiếp cầm và cho người nạp về ban tuyên huấn trung đoàn. Theo lời của đ/c Dưỡng trong trận đánh cao điểm 544 , bản thân đ/c chưa lành vết thương nên không tham gia nhưng sau trận đánh đó đ/c cùng với đ/c liên lạc đến  thăm hỏi và động viên anh em thương bin đang  điều trị tại trạm phẩu của Trung đoàn không ngờ có một đ/c thương binh đem bức ảnh Bác Hồ ra cho mọi người xem. Khi xem lật phía sau thấy bức huyết thư mang  tên Lê bá Dương . Đ/C Dưỡng đã xin lại tấm ảnh đó mang về báo lại cho các đ/c chỉ huy tiểu đoàn và cũng chính từ tẩm ảnh và bức thư này bản thân đ/c chính trị viên xúc động vì tinh thần chiến  đấu của cán bộ chiến sỹ trong tiểu đoàn. Đăc biệt là lớp Đảng viên Hồ Chí Minh trong đó có Lê Bá Dương . xét thấy đây là một tấm gương cần phải được tuyên truyền cổ vũ nên đ/c Dưỡng đã cho người chuyển lên cho ban chỉ huy Trung đoàn, cụ thể là ban tuyên huấn trung đoàn . sau khi trình bày sự kiện này, đ/c Dưỡng còn mang ra 4 quyển nhật kỷ ghi lại các sự kiện từ các đại đội đến tiểu đoàn theo từng thời gian năm tháng, trong đó có đoạn nói về tấm ảnh và bức huyết thư của Lê Bá Dương .
             Qua ý kiến trình bày của đ/c Lê văn Dưỡng
đ/c Ngô Minh Hớn nguyên trưởng ban tuyên huấn Trung đoàn phát biểu và khẳng định trong tháng 6 hoặc tháng 7 năm1971 sau khi đi công tác về, anh em trong ban có mang tấm ảnh Bác Hồ và báo cáo lại chi tiết tôi có xem và rất xuc động ,trong cuộc họp giao ban cơ quan tôi cũng đưa ra để mọi người xem và tổ chức tuyên truyền trong cuộc hội nghị mừng công năm đó của trung đoàn. Bức ảnh và huyết thư được mang ra trưng bày, nhưng vì bức ảnh được lấy từ sổ tay ra rất nhỏ nên đ/c trưởng ban lại phải cất đi và kẹp vào sổ công tác của mình . { sổ sách ghi chép được đ/c Hớn lưu giữ cho tận sau này } cách đây mấy năm ngồi lục tìm sổ sách ôn lại những kỷ niệm một thời chiến trường , không ngờ lại thấy bức ảnh và huyết thư nằm trong cuốn sổ đã phủ bụi thời gian, mừng quá liền gọi cho anh em đồng đội và Lê  bá Dương. Chính tấm ảnh này sau mấy chục năm tưởng rằng không bao giờ còn nữa, bây giờ nó đã được trả về với người đã dùng máu của mình viết bức huyết thư biểu hiện trách nhiệm của người lính trên chiến trường .
       Sau khi nghe trình bày, phân tích tính chất của sự việc đã được chứng
minh qua các bằng chứng hiện vật còn lưu giữ , ý kiến của các đồng chí Lê văn Dưỡng và đồng chí Ngô Minh Hớn. Đ/c Nguyễn cảnh Tám và anh em thường trực ban liên lạc  thống nhất ý kiến như sau .
            1 - Tấm ảnh Bác Hồ được gỡ
ra từ cuốn sổ tay trang bị cho cán bộ trung đội, đại đội thời kỳ 1971 mà Lê Bá Dương dùng để viết huyết thư và lời thề giữ chốt có độ chính xác cao , ai đã là cán bộ trung, đại đội thời điểm đó thì biết được cuốn sổ bìa ni lông màu xanh này .
             2 - Sau trận đánh cao điểm 544 đ/c Lê Văn Dưỡng
Nguyên chính  trị viên tiểu đoàn 2  có được bức ảnh này từ một đ/c thương bình đang điều trị tại trạm phẫu  Trung đoàn. Đ/c Ngô Minh Hớn  trưởng ban tuyên huấn trung đoàn đã mang bức ảnh này báo cáo với lãnh đạo trung đoàn và tổ chức tuyên truyền trưng bày tại hội nghị mừng công của trung đoàn, và sau mấy chục năm thất
lạc bức ảnh này lại được đ/c Ngô Minh Hớn tình cờ tìm được trong cuốn sổ   tay của mình và hiện đang được trưng bày tại viện bảo tàng lịc sử quân sự Việt nam .
            3- Đây  là bức huyết thư có thực trong những năm chiến tranh, nó ra đời trong một hoàn cảnh đầy cam go và vô cùng ác liệt mà bất cử một người lính nào thời đó cũng anh dũng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do của tổ quốc. Vì vậy bức huyết thư được tác giả ghi vào sau tấm ảnh Bác Hồ cũng  là một sự ngẫu  nhiên và ý chí của hàng triệu người lính trên các chiến trường .
             4- Một minh chứng cho bức huyết thư đó là đồng đội cùng trận đánh với Lê Bá Dương là đ/c Phùng Hòe, hiện đang sinh sống tại Hà Tĩnh .
              - Từ những ý kiến trên,Thường trực ban liên lạc
CCB Trung đoàn 27 tại Nghệ An xin có vài lời để anh em đồng đội, các cơ quan,
các đơn vị đương nhiệm, Viện bảo tàng Lịch sử quân sự Việt nam hiểu được bản chấ của sự việc mà những người trong cuộc và những người trực tiếp lãnh đạo từ cấp Tiểu đoàn đến Trung đoàn hiện đang con sống sẽ là những bằng chứng, chứng minh tính trung thực của tấm ảnh Bác Hồ và bức huyết thư của Lê Bá Dương đã dùng máu của chính mình để viết .
             - Thay mặt anh em đồng đội CCB trung đoàn 27 tại
Nghệ An kính chúc các đ/c lãnh đạo , anh em đồng đội qua các thời kỳ của Trung đoàn sức khỏe, sống lâu , an khang và hạnh phúc

 

Thay mặt ban liên lạc
CCB Trung đoàn 27 tại Nghệ an

Trưởng ban

Nguyễn  Cảnh   Tám

 

Các tin khác