Trích từ đơn thư bạn đọc báo Pháp Luật Việt Nam
Ban biên tập website trung đoàn 27 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vừa nhận được thông tin bạn đọc gửi tới. Trích từ đơn thư bạn đọc báo Pháp Luật Việt Nam nói về Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị 1972 tỉnh Quảng Trị đột nhiên bị giải thể. Ban biên tập website không bình luận, xin đăng lại bài viết của tác giả Võ Tuấn phần nào đã nói đến tính pháp lý của quyết định khai sinh và giải thể “Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị 1972” của UBND tỉnh Quảng Trị để đồng đội đã từng tham gia 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 1972 suy ngẫm.
Bạn đọc góp ý gửi vào hộp thư This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .
HỘI CHIẾN SĨ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
ĐỘT NHIÊN BỊ GIẢI THỂ … GIỮA NHIỆM KỲ!?
Tỉnh “khai sinh”
Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ từng phục vụ, chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972, ngày 20/7/2011 UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 1424/QĐ-UBND cho phép thành lập hội CSTCQT năm 1972 tỉnh Quảng Trị. Ngày 15/11/2011, Đại hội thành lập hội này diễn ra với sự tham gia của hơn 200 cán bộ chiến sĩ, có Đại diện của Thường vụ tỉnh ủy và Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị cùng nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp quân đội, Công an nhân dân tham dự… Đại hội thông qua điều lệ và bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2011-2016, do ông Lê Xuân Tánh làm Chủ tịch Hội, Đại tá Ngô Quận – nguyên phó giám đốc công an tỉnh Quảng Trị làm Phó chủ tịch Hội.
Sau khi đi vào hoạt động, Hội CSTCQT năm 1972 tỉnh Quảng Trị đã hướng dẫn các Ban vận động các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành các thủ tục hình thành hội cấp cở sở với tiêu chí hoạt động rất rõ ràng là: Đền ơn đáp nghĩ, tri ân đồng đội, nghĩa tình đồng chí, gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. “Gần 2 năm hoạt động, hội đã quyên góp xây dựng được 53 nhà nghĩa tình đồng đội (mỗi nhà trị giá 40-50 triệu đồng); hàng chục sổ tiết kiệm và hàng trăm suất quà khác tặng các gia đình chính sách; ngoài ra đã tư vấn, giúp đỡ tìm kiếm được gần 400 hài cốt liệt sĩ… vận động hơn 2000 người từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ thành cổ vào Hội…” Đại tá Ngô Quận cho hay.
Cũng theo trình bày của Ban thường vụ Hội này, kể từ khi thành lập đến nay, Hội không chỉ làm những việc có ích như đã thống kê mà còn tham gia tuyên truyền giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, động viên thế hệ trẻ xung kích đi đầu trong lao động, chiến đấu, học tập và xây dựng nếp sống căn minh… Bên cạnh đó còn thực hiện được đầy đủ các chủ trương, chính sách của địa phương. Vì vậy họ cho rằng cần phải tiếp tục duy trì tên gọi và hoạt động của tổ chức này trong thời gian tới.
Ngỡ ngàng vì bị đóng cửa Hội
Tuy nhiên, ngày 21/10/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường đã bất ngờ ký quyết định 1903/QĐ-UBND yêu cầu bãi bỏ quyết định 1424/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh này về việc cho phép thành lập Hội CSTCQT năm 1972 tỉnh Quảng Trị trước sự ngỡ ngàng của những cựu chiến binh từng cầm súng chiến đấu tại chiến trường này. Chủ tịch đã căn cứ vào một Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đề xuất của Giám đốc Sở nội vụ tỉnh này… để yêu cầu Hội phải “Tổ chức lại theo hình thức thích hợp.”
Phản ứng với quyết định “đóng cửa” đột ngột này, Đại tá Ngô Quận nói “Quyết định 1903 là một văn bản hành chính mang tính bắt buộc, vướng bức, thực chất là buộc giải thể Hội CSTCQT – một tổ chức quần chúng tự nguyện của những người đã tham gia chiến đấu, hy sinh cho tổ quốc nay về với đời thường, trái với đạo lý của người Việt Nam “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và uống nước nhớ nguồn”.
Xung quanh vấn đề này, ngày 19/12/2013, trong công văn 4355/UBND-NV trả lời ông Quận, UBND tỉnh Quảng Trị không nói rõ lý do cụ thể vì sao phải bãi bỏ quyết định thành lập hội CSTCQT đã ban hành trước đó mà chỉ trích dẫn một số nội dung trong Thông báo số 435 TB/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị: “Đối với Hội chiến sĩ Thành cổ cấp tỉnh, trên cơ sở chủ trương chung của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần tổ chức lại theo mô hình sinh hoạt phù hợp theo hướng lập Ban liên lạc CSTCQT năm 1972. Đối với cấp huyện, cấp xã, nếu cần thiết cũng tổ chức dưới hình thức Ban liên lạc… Nếu các chiến sĩ thành cổ có nguyện vọng thì cho phép thành lập Ban liên lạc để hoạt động”
Nội dung này xem ra có điểm không đồng nhất với phát biểu chỉ đạo tại Đại hội thành lập Hội cách đây 2 năm của ông Nguyễn Đức Chính - Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị. Khi đó, ông Chính nói rằng “ việc thành lập Hội CSTCQT năm 1972 tỉnh Quảng Trị là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Hội sẽ trở thành địa chỉ tin cậy, là nơi tập hợp các đồng chí là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, dân quân du kích đã từng chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị, đây là nơi để các hội viên cùng nhau chia sẻ bằng những hoạt động thiết thực.”
Khẳng định là rất “cần thiết” nhưng tại sao mới chỉ hoạt động chưa đầy nửa nhiệm kỳ, Hội đã phải nhận Quyết định “đóng cửa” một cách đột ngột như vậy?
Võ Tuấn
- Khánh thành tượng và đề nghị Đảng, Nhà nước truy tặng danh h... (19/10/2022 - 14:05)
- Mừng thọ Đồng đội Ban LLTT CCB Trung đoàn 27 tại thành phố H... (19/10/2022 - 13:52)
- Bà má tham mưu của Trung Đoàn 27 (30/12/2020 - 03:46)
- Về phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng tại hội trường Quốc Hội... (25/11/2020 - 03:00)
- NGƯỜI PHỤ NỮ ĐÔN HẬU CHỖ DỰA VỮNG CHẮC CHO THƯỢNG TƯỚNG VIỆN... (17/04/2020 - 08:20)
- Thường trực Ban liên lạc, chúc mừng sinh nhật ... (11/02/2020 - 07:26)
- Đại hội đại biểu Hội chiến sỹ thành cổ Quảng Trị năm 1972 (18/12/2019 - 03:49)
- Báo cáo tham luận tại hội thảo (11/10/2019 - 07:26)
- Liệt sỹ: Nguyễn Hữu Thảo (11/09/2019 - 06:59)
- Công văn của hội chiến sỹ thành cổ Quảng Trị năm 1972 Thái B... (11/09/2019 - 04:53)
Liên hệ
- Website: | trungdoan27.com.vn |
- Email: | This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |