Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27.7 Người thả hoa trên những dòng sông

Ở Quảng Trị, hằng năm cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7) thì hầu như trên mọi dòng sông đều có những chiếc bè kết hoa, cắm hương (nhang) trôi dập dềnh trên sóng. Đầu tiên, đó chỉ là việc làm đơn độc của cưu chiến binh Lê Bá Dương , người nổi tiếng bốn câu thơ được sáng tác chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987.

 

Đò lên Thch Hãn ơi... chèo nh

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm

 

Và những trận đánh đáng nhớ

Lê Bá Dương, sinh ngày 10.4.1953, quê Nghệ An. Tháng 4.1968, khi mới 15 tuổi anh khai tăng tuổi để được nhập ngũ. Sau 2 tuần huấn luyện và 1 tháng hành quân, Lê Bá Dương vào chiến đấu ở Quảng Trị - chiến trường khốc liệt nhất (từ năm 1968 đến 1973) của cuộc chiến tranh. Mới 15 tuổi 49 ngày, Lê Bá Dương tham gia trận đánh đầu tiên, chỉ riêng anh đã diệt hơn chục lính Mỹ và được phong “Dũng sĩ diệt Mỹ” cấp II.


                              Lễ hội thả hoa

Trong trận đánh đồi Thám Báo (cao điểm 544), anh cùng 3 đồng đội chiến đấu rất ngoan cường suốt gần một ngày, đẩy lùi rất nhiều đợt tấn công của 2 đại đội địch. Cuối cùng, khi địch tràn ngập trận địa, Dương giật 3 quả pháo hiệu để pháo của ta phá hủy trận địa, chấp nhận cùng hy sinh. Pháo dập tơi tả trận địa, anh bị vùi trong đất, bị ngất nhưng đồng đội của anh thì hóa thân vào đất đá.

Một trận đánh khác, liên quan đến việc sau này anh về thắp hương trên núi, trên đồi, thả hoa xuống suối sông... (tây bắc huyện lỵ Cam Lộ). Đêm đó, sau trận đánh cao điểm 322 (giữa tháng 11.1969), đại đội của anh lúc ấy gồm 67 người vừa mới dừng chân để nấu ăn thì một loạt bom B52 dội xuống đội hình. Trận bom quét qua chỉ mấy giây đồng hồ nhưng đại đội chỉ còn đúng 6 người.

Đêm đó 6 người lính sống sót, 12 bàn tay cào đất đến bật máu mà chỉ góp nhặt được chưa đầy chục túi xương thịt những người đồng đội... Còn nhiều trận đánh như vậy nữa như trận đánh vào phía nam sông Mỹ Chánh, sau này anh viết thành bài bút ký Mắt sông... Đó không chỉ là những trận đáng nhớ, hơn thế còn là sự ám ảnh về những kỷ niệm của anh với đồng đội, với bạn bè, kể cả người sống và người chết. Và đó cũng là nguyên nhân để hằng năm anh vẫn về hương hoa cho những người đã chết và cả cho người sống. Vì nếu như người ta không nhớ được những người nằm xuống đó, thì cũng sẽ không nhớ được những người đang sống.

Năm 1976, sau chiến tranh, Lê Bá Dương trở lại Quảng Trị. Để tưởng nhớ đồng đội xưa anh bắt đầu thả hoa ở Bến Tắt, phía tây bắc của nghĩa trang Trường Sơn. Cứ thế sau đó anh thả hoa ở cầu Đuồi, cầu Lai Phước (sông Hiếu), sông Ô Lâu rồi sông Thạch Hãn.

Bá Dương tâm sự: “Qua nhiều trận đánh, tự tay tôi đã vuốt mắt, chôn hàng trăm đồng đội. Không chỉ là những mất mát đến xót xa một lúc cả trăm, cả ngàn người lính, mà còn là nỗi đớn đau khi nhiều người lính không còn đủ hình hài để có thể cắm một cái bia tên tuổi anh em. Có những người, sau khi chôn xong thì bị lũ cuốn trôi, hay bom lại xới lên, phải chôn lại... Riêng trong chiến dịch giải phóng và sau này bảo vệ thành cổ Quảng Trị, hàng trăm anh em chúng tôi đã nằm - chính xác hơn là tan hòa vĩnh viễn vào lòng sông Thạch Hãn và cả các dòng sông khác.

Vì vậy mỗi lần về lại Quảng Trị, tôi đều lên đồi cao đốt hương cho khói tỏa đến vong linh anh em đồng đội, rồi xuống sông thả hương hoa gửi vào lòng suối, cuối sông... 25 xã, phường ở đôi bờ Thạch Hãn, mỗi khi nhìn thấy những bè hoa hoặc những cánh hoa trôi theo dòng thì người ta biết ngay hôm đấy là ngày 27.7.

Tập 1: Trên quê hương Xô Viết

 

Tập 2: Hậu cứ trung đoàn

 

Tập 3: Lời thề đồng đội

 

Nhân rộng nghĩa cử

Năm 1987, lần đầu tiên Bá Dương về lại huyện Triệu Hải (giờ tách thành huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị). Sáng ngày 27.7, anh ra chợ mua hết hoa trong chợ rồi thuê người chở xuống bến sông. Anh thuê một con đò của một bà mẹ ngư dân với giá 8.000 đồng/giờ, để đi thả hoa. Thả hoa xong, vừa đúng 4 giờ thuê đò, anh lấy tiền trả cho bà mẹ thì bất ngờ mẹ quỳ sụp xuống lạy anh và khóc: “Mi làm rứa, răng mệ lấy tiền mi...”. Hai mẹ con cùng khóc trước sự sững sờ của những người bạn anh vừa ào ra bến thuyền. Thì ra hôm đó tại hội trường, trong lễ kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ mọi người bàn nhau đi mua hoa để viếng nghĩa trang. Khi ra chợ thì hoa không còn, hỏi thì mấy chị bán hoa nói có anh bộ đội nào đó đã mua hoa rồi vừa đi vừa khóc ra phía bờ sông, mấy người bạn đoán ngay là Bá Dương rồi lao ra sông...

Sau chuyện này, những người bạn anh ở Triệu Hải cứ đến dịp 27.7 năm nào cũng mua hương hoa ra thả... Lâu dần thành tập quán chung của bà con cô bác ở hai bên bờ Thạch Hãn và bây giờ là tập quán của mỗi người dân Quảng Trị.

Lê Bá Dương hiện là phóng viên thường trú cho Báo Văn Hóa (văn phòng thường trú tại miền Trung và Tây Nguyên). Tâm sự với chúng tôi, anh nói: “Nếu như có được điều ước, tôi muốn xây dựng một khu tưởng niệm ở Quảng Trị để hương khói cho vong linh đồng bào, chiến sĩ... Cái khó là Quảng Trị quá nghèo, hiện tại tỉnh đang có phương án kêu gọi sự giúp đỡ của đồng bào chiến sĩ cả nước”.

Tuy nhiên trong khi chờ sự chung sức của cả nước, trước mắt một vài đơn vị, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển VN đang xin phép tỉnh để được đầu tư xây dựng trước một hạng mục quan trọng là bến thả hoa nối dài ra phía lòng sông - tại bờ kè phía nam sông Thạch Hãn. Và, thể theo ước nguyện của các cụ lão thành xin trồng 81 cây phượng bên bờ kè nam sông Thạch Hãn.

Bá Dương thổ lộ: “Tôi đã ứa nước mắt, hình dung một ngày nào đó mùa hè nào ở Quảng Trị cũng vẫn là mùa hè đỏ lửa xuyên nối vào tương lai... Thêm bóng mát, đẹp cảnh quan và điều quan trọng là gợi được không gian mùa hè đỏ lửa rất riêng của Quảng Trị”.

 

Hà Đình Nguyên

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

 

 

Các tin khác