Vị tướng mang hàm Viện sĩ với chiến lược bảo vệ môi trường

 

 

Trồng cây bảo vệ môi trường

Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường xuyên nghe những thông tin liên quan tới môi trường. Khi thì hạn hán, cháy rừng, hiện tượng nóng lên của trái đất. khi lại bão lụt, sạt lở đất hay lũ quét, động đất, sóng thần,… đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Những thảm họa thiên tai ấy đang từng ngày, từng giờ đe dọa cuộc sống của con người. Nhưng nguyên nhân dẫn đến các “thịnh nộ của trời” ấy phần lớn lại do chính con người gây ra: nạn chặt phá rừng bừa bãi, tập quán đốt nương làm rẫy của một bộ phận người dân, rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp, trong lao động, sản xuất và sinh hoạt của con người, đặc biệt là nạn lâm tặc phá rừng… đã dẫn tới những thực trạng và nguy cơ đáng báo động về môi trường đối với hành tinh xanh của chúng ta.

Phá rừng

Ngay trong thời điểm này, khi cái lạnh cắt da cắt thịt đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong đợt rét vừa rồi đã làm chết hàng nghìn con trâu bò ở Hà Giang, làm cho nhiều người bị mắc các bệnh về hô hấp,… Cái lạnh đã làm cho cuộc sống của nhiều người trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng  nhất là những người nghèo, người vô gia cư,…

Chỉ cần điểm qua một số hiện tượng mà ai cũng thấy ngay trước mắt đã làm cho chúng ta thấy rằng vấn đề ô nhiêm môi trường đã, đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

          Là một người quan tâm đến môi trường, tôi đã tìm hiểu nhiều những vấn đề liên quan đến môi trường cũng như tìm hiểu các nguồn tài liệu nói về cách tháo gỡ, cải thiện vấn đề môi trường của Đảng, Nhà nước và những tập thể, cá nhân tâm huyết với việc tìm những giải pháp bảo vệ môi trường của chúng ta. Trong một lần tình cờ được đọc cuốn sách Quân đội với chiến lược bảo vệ môi trường do Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu chủ biên, tôi đã rất bất ngờ vì biết lực lượng quân đội nói chung và Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nói riêng – người đã kinh qua biết bao trận đánh trên chiến trường Quảng Trị trước đây và giờ đây lại luôn trăn trở về vấn đề môi trường. Gấp lại cuốn sách, tôi quyết định đến tìm gặp vị tướng anh hùng để hiểu thêm về vấn đề môi trường cũng như nghe ông chia sẻ về những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Tôi được gặp ông vào một buổi chiều đầu năm 2013 tại văn phòng Viện sĩ với thời tiết lạnh nhất kéo dài.

Ông kể cho tôi nghe cuộc đời của ông đã bước sang tuổi 67. Ông đã trải qua những năm tháng cam go nhất ở chiến trường Quảng Trị từ Mậu than năm 68 đến đường 9 Nam Lào năm71,  mùa hè  đỏ lửa năm 72 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 75. Hồi tưởng về chiến tranh của ông thì đã có nhiều bài báo và quyển sách đã viết. Lần này, tôi hỏi ông chủ yếu về môi trường mà ông có ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp.

Ông bảo: ở chiến trường Quảng Trị, thời khắc khắc nghiệt nhất là gió Lào và chiến tranh hủy diệt môi trường của Mỹ trong những tháng mùa Khô. Trong thời bình thì thiên tai bão lụt hoành hành. Do sự tàn phá của chiến tranh cũng như con người đối vơí thảm họa phá rừng gây ra. Mỗi mùa bão tới thì miền Trung phải chịu từ 6 tới 10 cơn bão lũ. Đặc biệt, năm 1999 thì cơn Đại hồng thủy đã gây ra cho miền Trung từ Quảng Trị tới Quảng Ngãi tổn thất lớn về người và của. Chính những ngày ấy, ông là Phó chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã cùng Đồng đội va Đồng bào khắc phục hậu quả và đề xuất ra phương châm 4 tại chỗ từ thực tiễn trong chiến tranh và khắc phục thảm họa trong thời bình với nội dung:  lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vât chất tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, nay đã trở thành phương châm chỉ đạo không chỉ trong thiên tai mà cả  trong các lĩnh vực khác.

Lũ lụt hoành hành

Ông cũng đã đi thăm cách mạng xanh ở Ấn Độ năm 1977, ông đã đề xuất chiến dịch Màu xanh đồng bằng, trồng được hơn 600ha rừng cây ăn trái ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Và ông cũng đã đem các cây Đa, cây Bồ Đề từ đất Phật về trồng ở Quảng Trị, ở chân tượng đài Bác Hồ ở Thủy điện Hòa Bình, ở chùa Quang Sơn, Tân Thanh, Lạng Sơn và ở Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, Quảng Trị,… Đặc biệt là năm 1997, ông ra thăm đảo Trường Sa, các chiến sĩ Hải Quân kể cho ông nghe ở nơi đảo xa có cây Phong Ba Và cây Bàng Vuông sống kiên cường bám đảo như các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Khi về đất liền, các chiến sĩ Hải Quân đã tặng ông cây Bàng Vuông. Ông đưa về ươm tại Đồng Nai. Khi cây lớn lên và thích nghi với đất liền, ngày 25-4-2005 ông đưa về trồng ở Bệnh viện 175 thành phố Hồ Chí Minh (đây là Tổng Y viện cộng hòa của quân Ngụy mà chính đơn vị ông ngày 30 tháng 4 năm 75 đã đánh mũi thọc sâu từ Lái Thiêu theo trục đường 13 vào Lục quân công xưởng Gò Vấp đánh chiếm bộ tư lệnh thiết giáp Ngụy, căn cứ truyền tin 25, 26 và tiếp quản cổng Y viện cộng hòa phối hợp cùng đơn vị bạn góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam). Nay cây Bàng Vuông đã trổ hoa và kết trái.  Những ngày xuân về, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện thường ra để ngắm hoa và trái Bàng vuông và nhớ về các chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc…

Ý nguyện của vị tướng là tất cả mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, nói rộng ra là phải giáo dục thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. Nhân dịp tết nguyên đán đang đến gần, hy vọng  mọi người nên tích cực tham gia trồng cây để góp phần làm cho môi trường của chúng ta thêm xanh như lời dạy của  Bác Hồ kính yêu : 

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

 

 

Các tin khác